Vợ cũ U70 của Đàm Vĩnh Hưng thất vọng khi thấy chồng “ăn v:ạ” vị tỷ Phú 1300 tỷ để nuôi con, không thể tưởng ông hoàng showbiz Việt lại h:è:n h:ạ vậy: Trời ơi thiếu thốn đến vậy sao?
Quyết kiện đòi chồng ca sĩ Bích Tuyền 50 triệu USD, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng tự đặt mình vào cảnh tiến thoái lưỡng nan.
Diễn biến mới nhất, ông Gerard Richard Williams – chồng ca sĩ Bích Tuyền bổ sung hơn 300 trang hồ sơ kiện ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đòi bồi thường 1 USD cùng yêu cầu xin lỗi.\
Về phía Đàm Vĩnh Hưng, theo trang web của Tòa Thượng thẩm bang California ở quận Orange, anh chỉ định đổi luật sư đồng thời thu hồi yêu cầu hủy vụ kiện.
Tranh cãi chuyện “lấy oán báo ân”
Cả tháng qua, vụ Đàm Vĩnh Hưng và ông Gerard Richard Williams đồng thời kiện nhau thu hút sự quan tâm của dư luận trong nước và hải ngoại.
Dù 2 vụ kiện đều đang ở giai đoạn đầu tiên nhưng phần lớn dư luận đã nghiêng về chỉ trích ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Các ý kiến cho rằng anh không coi trọng tình bạn, lấy oán báo ân.
Bởi ngoài quan hệ bạn bè thân tình lâu năm, Đàm Vĩnh Hưng từng được ông Gerard giúp đỡ khi xảy ra tai nạn như: thanh toán viện phí và xe cấp cứu (khoảng 753 triệu đồng), tài trợ liveshow Ngày em thắp sao trời 300 nghìn USD (khoảng 7,6 tỷ đồng).
Ngoài ra, một chi tiết gây tranh cãi được cho là Đàm Vĩnh Hưng “vòi” tiền ông Gerard 15 triệu USD, hạ xuống 5 triệu USD không thành lại kiện đòi 50 triệu USD (khoảng 1.270 tỷ đồng).
Tuy nhiên, đạo đức và pháp luật là 2 phạm trù khác nhau. Nếu nhìn vụ việc ở góc độ pháp lý, bất cứ ai cũng có thể trở thành nguyên đơn của một vụ kiện nếu cảm thấy quyền và lợi ích chính đáng bị xâm phạm.
Việc Đàm Vĩnh Hưng kiện bạn thân có thể gây tranh cãi về phương diện đạo đức nhưng không mâu thuẫn với triết lý của luật và hiến pháp về con người.
Hành vi được cho là “vòi” tiền của nam ca sĩ về bản chất là hoạt động đàm phán trước tranh chấp. Trong mọi hệ thống pháp luật trên thế giới, đàm phán, điều đình luôn là bước đầu tiên của dân sự. Khi không đạt được thỏa thuận, đôi bên mới nhờ cơ quan tư pháp phân xử.
Con số 50 triệu USD có thể là mong muốn thật của Đàm Vĩnh Hưng, cũng có thể là “đòn gió” quen thuộc của không ít luật sư ở chốn pháp đình.
Vì vậy, bỏ qua các tranh cãi về đạo đức, cần nhìn nhận Đàm Vĩnh Hưng hoàn toàn có quyền khởi kiện – một trong những quyền căn bản nhất của con người – nếu cảm thấy oan ức, bất công.
Nhiều thông tin sai, nhiễu
Về tính chất, vụ kiện dân sự giữa Đàm Vĩnh Hưng và ông Gerard Richard Williams khá phổ biến, tình tiết đơn giản. Tuy nhiên, mạng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều tin giả, gây nhiễu luồng thông tin chính của vụ việc.
Ngày 23/12 (giờ Việt Nam) vừa qua, mạng xã hội xôn xao tin “Đàm Vĩnh Hưng rút đơn kiện vì sợ công khai hồ sơ thuế”.
Thực tế, trên trang web của Tòa Thượng thẩm bang California quận Orange, Tòa bác đơn yêu cầu hủy bỏ vụ kiện theo đề nghị của bà Olivia Maclay (thuộc Wilshire Law Firm) – luật sư đại diện Đàm Vĩnh Hưng trước đó. Đồng nghĩa, yêu cầu khởi kiện ông Gerard của anh vẫn đang có hiệu lực.
Các nghi vấn về thuế, con số cát-sê 30 – 50 nghìn USD (763 triệu – 1,27 tỷ đồng)/show… xoay quanh Đàm Vĩnh Hưng đều xuất phát từ hồ sơ kiện 338 trang của ông Gerard, chưa được kiểm chứng thực hư.
Clip Đàm Vĩnh Hưng tự ý trèo lên đài phun nước gây tranh cãi
Về nguyên tắc, ông Gerard có quyền trình bày quan điểm trong hồ sơ kiện. Chưa kể, doanh nhân Mỹ thuê đến 4 luật sư tham gia tố tụng.
Hồ sơ này được đăng tải trên trang web chính thức của Tòa án, chi phí tải về khoảng 35 USD (890 nghìn đồng). Như vậy, bất cứ ai cũng có thể tiếp cận tệp tài liệu chứa đầy thông tin về Đàm Vĩnh Hưng, bao gồm những nội dung hết sức riêng tư và không cần thiết xuất hiện như biên bản thỏa thuận ly hôn giữa anh và vợ cũ – bà Liên Phạm.
Một thông tin khác đang được bàn tán là “Tòa bác đơn của Đàm Vĩnh Hưng”. Sự thật, “đơn” ở đây là đề nghị thay đổi luật sư từ Wilshire Law Firm sang ông Từ Huy Hoàng. Tòa án trả lại đơn này vì Mục 5 không được ghi ngày, đề nghị sửa rồi nộp lại.
Từ một yêu cầ nhỏ về hoàn thiện hình thức văn bản, thông tin bị thổi phồng, thu hút hàng trăm bình luận hả hê kiểu “Đàm Vĩnh Hưng thất thế trước Tòa”.
Tiến thoái lưỡng nan
Về phương diện pháp lý, một luật sư xin giấu tên cho biết điểm mấu chốt của vụ kiện xoay quanh vấn đề xác định Đàm Vĩnh Hưng là khách hàng (licensee) hay khách mời (invitee); và nguy hiểm gây thương tích cho anh đã được biết trước và được cảnh báo chưa.
Nếu xác định Đàm Vĩnh Hưng là khách hàng, chủ doanh nghiệp phải có trách nhiệm kiểm tra khu vực trong phạm vi cơ sở kinh doanh, xử lý những vấn đề, nguy hiểm và cảnh báo với khách hàng.
Ngược lại, nếu là khách mời, chủ nhà không có trách nhiệm đi tìm, sửa chữa hoặc cảnh báo về những nguy hiểm trong nhà mà họ chưa hoặc không biết.
Chủ nhà chỉ bị cáo buộc bất cẩn và chịu trách nhiệm khi đã biết những nguy hiểm trong nhà mà không cảnh báo khách mời.
Đàm Vĩnh Hưng đang trong thế tiến thoái lưỡng nan. Các chuyên gia nhận định dù việc kiện ông Gerard không đến mức vô vọng nhưng gần như không có khả năng đòi được 50 triệu USD.
Nếu may mắn, anh chỉ có thể đòi được một khoản bồi thường hợp lý theo quy định của pháp luật; trường hợp thua phải chịu án phí và phí luật sư từ bị đơn.
Tuy nhiên, dù thắng hay thua kiện, Đàm Vĩnh Hưng vẫn là bên chịu tổn thất nặng nề nhất. Anh thực tế trở thành người khuyết tật, cụ thể mất 3 ngón chân; thiệt hại tài chính và hình ảnh bị mất uy tín trong mắt công chúng.
Khảo sát các nền tảng mạng xã hội, làn sóng phẫn nộ dành cho Đàm Vĩnh Hưng ngày càng tăng và tiêu cực.
Sẽ rất khó khăn nếu Đàm Vĩnh Hưng theo đuổi vụ kiện đến cùng nhưng để bảo toàn danh dự trước công chúng, anh không thể thu hồi yêu cầu khởi kiện lần nữa. Nam ca sĩ để lộ sự lúng túng khi kiện rồi hủy, đăng xin lỗi lại xóa đi.
Như chính Đàm Vĩnh Hưng thừa nhận, quyết định lúc nóng giận đã dẫn tới sai lầm và hậu quả nặng nề. Vụ kiện này, anh được “ăn cả” hay “ngã” về không?…