Cố”trưởng thôn” Văn Hiệp m/ấ/t tên, có cuộc hôn nhân “từ xa” với vợ ở Đức, vì x/ấ/u trai nên chỉ được đóng vai phụ: Gần Tết rồi lại nhớ bác quá
Cố NSƯT Văn Hiệp “mất tên” vì những vai diễn trưởng thôn trên màn ảnh nhỏ. Ít ai biết rằng, ông và bà xã có mối tình lãng mạn nhưng cũng đầy thử thách ở đời thực.
Là cây đa cây đề trong nghề diễn nhưng cố nghệ sĩ Văn Hiệp chỉ một lòng cống hiến cho nghệ thuật, không màng tới danh hiệu. Khi ông qua đời, ông mới được đặc cách truy tặng danh hiệu NSƯT.
Sự nghiệp và cuộc đời của “bác trưởng thôn” Văn Hiệp là một câu chuyện nhiều nốt trầm. Ông chăm chỉ làm việc tới tận cuối đời nhưng khán giả vẫn luôn nhớ tới vai diễn trưởng thôn của nam nghệ sĩ. Ông và bà xã có một câu chuyện tình yêu đẹp nhưng phần lớn thời gian hôn nhân đều phải ở xa nhau.
“Trưởng thôn” Văn Hiệp được nhiều khán giả yêu thích nhờ diễn xuất đi vào lòng người.
“Thứ nhất xấu giai, thứ hai hơi thấp” nên chỉ đóng vai phụ
Nghệ sĩ Văn Hiệp tên đầy đủ là Nguyễn Văn Hiệp, sinh năm 1942, quê gốc ở Lạc Trung, Thanh Trì (Hà Nội). Tốt nghiệp phổ thông, ông quyết định thi vào trường nghệ thuật Sân khấu – Điện ảnh vì có người rủ rê và “nghe nói” vào trường này học bổng cao hơn các trường đại học khác. Nam diễn viên chia sẻ vui:
Nghệ sĩ Văn Hiệp khi còn trẻ có gương mặt sáng nhưng vẫn tự thấy mình “xấu giai”.
“Tớ là dân Hà Nội thứ thiệt đấy nhưng từ khi sinh ra đã xấu giai, dáng người thấp, mắt nhỏ, nói chung là hình thức chả có gì phù hợp với điện ảnh, vì phim ảnh thì phải đẹp trai. Nhưng số phận đã sắp đặt cả, học hết phổ thông, mấy ông bạn rủ đi thi vào Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Việt Nam, thế là thi, chỉ vì đi học thì có học bổng. Chiều cao thiếu nửa cm, vậy mà vẫn đỗ, chắc có tí khả năng bù lại”. Ông còn tự nhận rằng vì mình hình thức xấu nên chỉ có vai phụ thôi.
Ông diễn được cả chính kịch lẫn hài kịch.
Gần 50 năm đóng cả chính kịch lẫn hài kịch, nghệ sĩ Văn Hiệp đã đảm nhận hơn 1000 vai diễn với các tác phẩm như: Nghêu, Sò, Ốc, Hến; Ông Già Hồn Nhiên; Kịch Nila; Đôi Mắt; Hoa Pháo… Nhưng Văn Hiệp với vai diễn trưởng thôn Hoạt trong phim Người Vác Tù Và Hàng Tổng đã “đóng đinh” hình ảnh trong lòng khán giả. Câu nói “xét một cách toàn diện” cùng hình ảnh ông trưởng thôn tham công tiếc việc, hết mình vì mọi người được nhiều người xem yêu thích.
Nam diễn viên cũng có khả năng tung hứng tốt với bạn diễn.
Kế đó, những vai diễn ở Gặp Nhau Cuối Tuần của Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam tiếp tục khắc họa nên hình ảnh “trưởng thôn” không thể trộn lẫn của Văn Hiệp. Hình ảnh vừa nguyên tắc, vừa hài hước của Văn Hiệp khiến người xem không khỏi bật cười.
Vai diễn của ông chân chất, xuề xòa, gần gũi khiến Văn Hiệp được khán giả từ thành thị đến nông thôn yêu thích. Hình ảnh này gắn liền với ông đến nỗi, người ta có khi quên mất tên Văn Hiệp mà chỉ gọi là ông trưởng thôn.
Dù có lực diễn tốt và đa dạng, Văn Hiệp vẫn không thể thoát khỏi cái bóng lớn của nhân vật trưởng thôn mà mình đã đóng quá xuất sắc.
Tới những năm cuối đời, Văn Hiệp vẫn chăm chỉ đi diễn. Ông tâm sự bản thân thấy vui và hạnh phúc khi có người muốn xem mình diễn. Ông cũng không ngại đi diễn xa, miễn là đưa lại được niềm vui cho khán giả.
Ông nói: “Tôi luôn xác định đối tượng phục vụ của mình là số đông quần chúng và tôi diễn để phục vụ số đó. Vậy nên, có sô diễn phục vụ bà con ở tỉnh, ở huyện, ai ngại thì ngại, bảo tôi đi là đi ngay. Đi không kén chọn, vì tôi thích làm việc, trừ những lúc sức khỏe không cho phép”.
Bị mất tên nhưng Văn Hiệp luôn thấy vui vì có được dấu ấn riêng với khán giả.
Tình yêu vượt khoảng cách, lúc ly biệt vẫn không thể ở bên
Văn Hiệp và bà Văn Dung (tên đầy đủ: Văn Thị Kim Dung) là cặp vợ chồng “đặc biệt”. Họ quen nhau khi bà Dung theo chị dâu của Văn Hiệp học đàn. Văn Hiệp còn nhận Văn Dung làm em nuôi. Năm 18 tuổi, bà Dung sang Đức học. Tình yêu của cặp đôi bắt đầu trong khoảng thời gian này.
Kết quả của những tháng ngày yêu xa của Văn Hiệp – Văn Dung là một đám cưới hạnh phúc.
Trong cuộc phỏng vấn hiếm hoi với báo Giao Thông Vận Tải, bà Văn Dung tiết lộ: “Anh Hiệp nói rất nhớ hình ảnh cô bé buộc tóc hai bên, mặc váy ngắn hở cặp đùi ếch đáng yêu. Vì là mối tình đầu tiên, mà ngày đó mình… tồ tệch lắm, nhận ra mình yêu anh ấy quá nên viết thư về bảo: ‘Ba phải lên ngay nhà anh Hiệp đi’. Ba viết thư sang bảo: ‘Con trai người ta phải đến nhà con gái thưa chuyện chứ ai lại nhà gái đến nhà trai bao giờ’. Bọn mình đã yêu nhau như vậy suốt 10 năm qua những cánh thư”.
Nụ cười rạng rỡ luôn thường trực trên môi cô dâu và chú rể.
Sau gần chục năm yêu xa hơn 9.000km, bà Dung về nước làm đám cưới với người mình thường dù bị phụ huynh ngăn cản. Khi Văn Hiệp xin cưới, bố của bà Dung đành chấp nhận nhưng bắt con rể tương lai phải rước dâu bằng xe máy chứ không cho đi xe buýt. Đặc biệt, ngày đám cưới, Văn Hiệp còn tự tay trang điểm cho bà xã. Sau này, nhờ vào đức độ và sự chân thành của mình, nam nghệ sĩ đã khiến bố vợ thay đổi suy nghĩ.
Chú rể Văn Hiệp tự tay trang điểm cho cô dâu của mình.
Vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn, vợ chồng Văn Hiệp phải chấp nhận tiếp tục chuỗi ngày xa nhau.
Cuộc hôn nhân khởi đầu trong hạnh phúc là vậy nhưng bà Dung vẫn rơi vào trầm cảm sau sinh khi con trai đầu lòng được 6 tháng. Có lần bà Dung ngã lăn từ trên cầu thang tầng 2 xuống tận dưới sàn và phát âm toàn bằng ngoại ngữ. Cả nhà nghĩ bà bị tâm thần, đã đưa vào Bệnh viện Bạch Mai và sau đó đưa sang Trâu Quỳ. Ở đó họ cho bà uống thuốc an thần triền miên.
Có lần Văn Hiệp sang thăm, nhìn thấy vợ cứ thò tay qua cửa sổ xin kẹo ăn, ông nằng nặc xin bác sĩ đưa vợ về nhà. Trên đường về, ông Hiệp cắm cúi đạp xe còn vợ thì ngủ lịm do thuốc an thần nên bà Dung ngã khỏi xe lúc nào ông không biết. Đi được một đoạn xa, ông Hiệp mới biết và quay lại ôm chầm lấy vợ.
Sau khi bà Dung sinh con thứ 2, gia đình Văn Hiệp rơi vào khó khăn kinh tế. Bà Dung vốn biết tiếng Đức nên cả 2 bàn nhau thu xếp cho bà sang Đức xuất khẩu lao động để giải quyết khó khăn. Bà Dung nhớ lại: “Lúc tôi đi cháu Thắng mới được 8 tuổi và cháu Vân 5 tuổi. Đi rồi về và tới năm 1991 lại đi tiếp. Sau đó thì mình phải chấp nhận tị nạn và không được về Việt Nam, phải nhập quốc tịch ở đó và đấy là lý do vì sao 2 vợ chồng phải xa nhau biền biệt như vậy”.
Mỗi khi có cơ hội, bà xã Văn Hiệp lại về Việt Nam thăm chồng con.
Trong suốt thời gian làm vợ chồng, 2 ông bà phải sống xa nhau là chủ yếu. Ông phải vò võ một mình nuôi con trưởng thành còn bà thì một mình mưu sinh nơi xứ người. Dù đứng trước thử thách là khoảng cách xa xôi nhưng 2 vợ chồng vẫn dành cho nhau sự tin tưởng tuyệt đối.
Có lần, nghệ sĩ Văn Hiệp còn nói đùa với bạn: “Tôi có một chiếc xe đạp để ngoài bờ hồ. Tôi không bao giờ khóa, nhưng cho đến bây giờ chiếc xe đạp đó vẫn còn”. Câu nói này chính là để ám chỉ việc vợ chồng ông tuy sống xa cách nhưng chưa bao giờ mất lòng tin vào nhau.
Rất ít người biết rằng, nghệ sĩ Văn Hiệp vẫn luôn níu giữ những kỉ vật cũ kĩ mấy chục năm mà vợ gửi về, từ chiếc áo sơ mi cũ đã sờn rách nhưng ông vẫn may lại để mặc. Thậm chí cái phim ảnh ngày xưa của vợ ông, Văn Hiệp cũng giữ lại cẩn thận và thi thoảng ông vẫn lấy ống nhòm ra xem lại từng phim.
Theo thời gian, ông ở Việt Nam nuôi con trưởng thành rồi lo chuyện trăm năm cho con. Chị Chiên – con dâu của “trưởng thôn” Văn Hiệp đã có một ngày cưới đáng nhớ nhờ bố chồng là người nổi tiếng. Chị từng chia sẻ với báo Pháp Luật: “Hôm đó nhà tôi ‘cháy cỗ’ vì khách đến quá đông. Mọi người đến chẳng để xem mặt cô dâu chú rể mà chỉ chăm chăm xem bố chồng tương lai của con Chiên có như trên ti vi không”.
Còn nam nghệ sĩ sau đám cưới của con thì phải đi bó bột tay 1 tuần liền vì phải… bắt tay nhiều quá, ai cũng muốn bắt tay bác Văn Hiệp một lần cho sướng.
Dù phải đối mặt với nhiều nốt trầm trong cuộc sống, Văn Hiệp vẫn luôn giữ cho mình nụ cười chân thật và vô tư.
Hy sinh cho nghệ thuật và con cái, cuối đời, nghệ sĩ Văn Hiệp lại phải đối mặt với tình trạng ốm đau bệnh tật liên miên trong tình trạng tài chính sống không mấy dư dả. Ngày ông ra đi mãi mãi, bà xã mới từ Việt Nam trở lại Đức nên cả hai không thể gặp nhau lần cuối.